(Ngày 14/09)
Suy tôn thánh giá Chúa.
Dưới thời hoàng đế Hérachius I, những người Ba tư
xâm chiếm Giêrusalem và lấy mất phần chính của thánh giá thật mà thánh Hélène,
mẹ của hoàng đế Constantin đã để lại. Hérachius nhất định chiếm lại thánh giá
này. Ngài cầu nguyện, xin Chúa giúp đỡ và nung nấu lòng can đảm. Quả nhiên, lời
cầu xin của vua dược Chúa chấp nhận,
ngài đã đánh bại được quân Ba tư và trở về
Constantinople giữa tiếng reo hò của dân chúng. Với những cành olive, những ngọn
đuốc cháy sáng, thánh giá thật của Chúa được tôn vinh trong bầu khí khải hoàn.
Hoàng đế tràn trề sung sướng muốn trở về Giêrusalem với thánh giá này sau mười
bốn năm lưu lạc.
Nhà vua tiến vào thành thánh, nhưng trước khi lên
núi Sọ, ngài đã không thể bước đi được nữa, khiến cho mọi người đều kinh ngạc sợ
hãi. Giáo trưởng Zacharie hô lớn: “Tâu đức vua, chắc chắn phẩm phục của đức vua
không xứng hợp với cảnh nghèo nàn và khiêm nhường của Chúa Giêsu khi vác thánh
giá”. Hérachius vội cởi bỏ mọi phẩm phục sang trọng, và thay vào bằng bộ áo quần
nghèo hèn. Tức thì nhà vua cất bước một
cách dễ dàng... và để tỏ ra sự khải hoàn, Chúa đã ban nhiều phép lạ cả thể
trong ngày ấy.
Từ đó, lễ kính thánh giá Chúa Giêsu được lập ra để
nhắc nhở cho các thế hệ kỷ niệm này.
2. Cây
khổ giá của Chúa.
Theo nhiều nhà nghiên cứu Thánh kinh, người ta cho
biết một số đặc điểm về cây thánh giá ấy.
Cây thánh giá này bằng gỗ tùng rất nặng. Cây dọc 4 thước rưỡi, cây ngang
2 thước rưỡi, nặng 100 ký. Vác kéo lê thì giảm sức nặng đi 30 ký. Như vậy, Chúa còn bị sức nặng 70 ký đè trên
thân xác yếu ớt vì đòn vọt, và vác khệ nệ trên con đường dai 700 thước. Quãng giữa thánh giá, thường đóng một miếng gỗ
để tội nhân tì mông vào cho dễ đóng đinh, và đóng mỗi chân một đinh. Nay các nhà kỹ thuật đã hạ miếng gỗ đó xuống
làm đế đỡ chân, và hai chân đóng chụm lại cho đẹp.
"Thập giá Ðức Kitô thật tráng lệ là dường nào!
Nó đem lại sự sống chứ không phải cái chết; sự sáng chứ không phải tối tăm;
thiên đàng chứ không phải sự mất mát. Ðó là mảnh gỗ mà trên đó Chúa Giêsu, như
một chiến sĩ cao cả, bị thương tích nơi chân tay và cạnh sườn, nhưng nhờ đó đã
chữa lành các thương tích của chúng ta. Cây trái cấm đã tiêu hủy chúng ta, bây
giờ một cây khác đem lại sự sống cho chúng ta"
TÌNH YÊU CHÚA QUA THÁNH GIÁ
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã
ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống
muôn đời.” (Ga 3,16)
Suy niệm: Thập giá là một dụng cụ người Rô-ma dùng để
hành hình người pham tội nặng mà không phải là công dân Rô-ma. Vậy mà Thiên
Chúa đã dùng nó làm công cụ cứu độ và diễn tả tình yêu của Ngài với con người.
Vì yêu con người, Ngài đã trao ban cho chúng ta điều quý giá nhất là chính Người
Con Duy Nhất của Ngài: Đức Giê-su. Thánh Gio-an đã khẳng định tình yêu trao ban
ấy: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người
thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” Con Một đã chịu chết trên thánh
giá theo kế hoạch yêu thương của Chúa Cha. Như thế, việc chúng ta suy tôn Thánh
Giá là cách nhìn nhận và suy tôn tình yêu của Thiên Chúa. Khi suy tôn Thánh
Giá, ta cũng sung sướng tuyên xưng như thánh Phao-lô: “Ước chi tôi chẳng hãnh
diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta!” (Gl 6,14).
Mời Bạn: Thánh Giá là biểu tượng của Ki-tô giáo.
Thánh giá nói lên tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, được Đức Giê-su thực hiện qua cái chết trên
thánh giá. Khi suy tôn Thánh Giá là bạn suy tôn tình yêu Thiên Chúa, bạn cũng
được kêu mời sống tình yêu như Đấng đã vì yêu mà chết cho bạn.
Sống Lời Chúa: Thường xuyên nhìn lên Thánh Giá để nhớ
mình được Chúa yêu thương và dâng lời cảm tạ Ngài.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, hằng ngày chúng con vẫn nhìn
lên Thánh Giá và làm dấu thánh giá. Xin cho tình yêu Chúa qua thánh giá thấm
sâu vào cõi lòng chúng con, để chúng con ngày càng yêu mến Thánh Giá. Amen.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét